Chở Phế Thải Xây Dựng, Phá Dỡ Công Trình giá rẻ nhất Hà Nội

Trang chủ /

Tư vấn

Phân loại móng trước khi đào móng nhà

Phân loại móng, thiết kế, tính chi phí, lên phương án thực hiện…. Là những việc làm quan trọng nếu muốn đào móng nhà. Vì vậy, quý vị hãy lựa chọn đơn vị uy tín để làm. Như vậy mới có thể yên tâm về những gì hoàn thành

đào móng nhà

Máy móc đang tiến hành đào móng nhà

 

1. Đào móng nhà cần phân loại móng như nào?

 

Móng nhà có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Như: xây móng nhà bằng gạch nung, gạch không nung, làm móng nhà bằng đá hộc, đá thạch anh, móng nhà bằng gỗ, bê tông/bê tông cốt thép…. Tùy theo từng loại vật liệu làm móng mà tên gọi của các loại móng nhà đó cũng theo đó mà thành như:

- Xây móng nhà bằng gạch:

Vật liệu để làm móng nhà bằng gạch có thể là gạch nhung hoặc không nung. Làm nhà móng gạch thường thích hợp với các thiết kế móng nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm. Các công trình phụ quy mô nhỏ với trọng tải thấp. Đồng thời, làm nhà móng gạch cần được xây móng trên nền đất chắc chắn tránh nơi có nền đất yếu như ao, hồ, ruộng, đầm, nơi ngập nước.

- Xây móng nhà bằng đá:

Đa phần sẽ lựa chọn xây móng nhà bằng đá hộc và ít khi chọn đá thạch anh làm móng nhà bởi chi phí cao.

- Xây nhà bằng đá hộc:

Là loại móng dành cho những công trình có quy mô lớn. Và đặc biệt phù hợp với những vùng có nguyên liệu sẵn dễ khai thác để giảm chi phí vận chuyển như khu vực vùng núi.

- Xây nhà móng gỗ:

Thiết kế móng nhà gỗ rất ít được lựa chọn và thường là từ vật liệu cọc tre, cọc gỗ. Loại móng nhà bằng gỗ thích hợp với các công trình tạm, nhỏ, ít tính kiên cố chi phí xây móng thấp. Ngoài ra có thể sử dụng để gia cố trong cách làm móng nhà trên nền đất yếu.

- Xây nhà móng thép, bê tông, bê tông cốt thép:

Đây là cách làm móng nhà sử dụng đơn lẻ một loại vật liệu kết hợp vật liệu thép và bê tông (làm móng nhà khung thép).

Nếu sử dụng móng thép đơn thuần thì ít rất sử dụng bởi tính chất dễ bị gỉ do oxy hóa nhanh, không đảm bảo độ chắc chắn của công trình. Vì vậy thường sử dụng loại kết hợp thép và bê tông hay còn gọi mà móng bê tông cốt thép. Loại móng làm bằng bê tông khung thép được xem là cách làm móng nhà chắc được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm về tuổi thọ, chi phí...

Khi xác định được như vậy thì việc đào móng nhà sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và kể cả sửa chữa nhà hay phá dỡ nhà cũng vậy. Lên được phương án hợp lý mọi thứ sẽ nhanh và gọn hơn khi làm

đào móng nhà

Đào xong vận chuyển phế thải xây dựng luôn để lấy chỗ gia cố móng

 

2. Câu hỏi của khác hàng khi muốn đào móng nhà

 

- Chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu tiền?

Giá đào móng nhà 2, 3, 4 tầng, nhà cấp 4 hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều chủ đầu tư trước khi xây dựng. Bởi giá xây móng nhà thường tách riêng với báo giá xây dựng nhà ở (không tính phần móng).

Trong khi đó, móng là là phần quan trọng và có nhiều cách thi công khác nhau phụ thuộc vào loại công trình và chất lượng nền đất yếu hay tốt…

Vậy chi phí xây móng nhà thường chiếm mất bao nhiêu % tổng chi phí xây dựng nhà ở tùy từng loại công trình. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây móng nhà

- Diện tích móng nhà: Thường diện tích xây móng nhà dao động từ 30 đến 50% diện tích mặt sàn tầng một. Ngoài ra, đối với công trình nhà có tầng hầm thì diện tích móng nhà sẽ tính bằng 200% diện tích sàn xây dựng.

- Đơn giá xây dựng: Đây cũng là yếu tố chi phối đến chi phí xây dựng móng nhà là bao nhiêu. Vì vậy, cần phải xem đơn giá xây dựng bao gồm vật tư, nhân công là bao nhiêu cho 1m2 móng. Qua đó mới có thể dự trù được kinh phí, báo giá làm thi công móng nhà chính xác.

Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến cả phương án lựa chọn dịch vụ vận chuyển phế thải xây dựng. Bởi lượng phế thải sau khi đào móng khá nhiều. Không thể vất xuống dưới móng hết được mà phải chở vợi đi nơi khác

Nếu quý vị có nhu cầu đào móng nhà. Hãy liên hệ ngay với Hoan Hoa để được tư vấn

 

Hotline tư vấn: 0985 119 883